Đồ chơi cho bé trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng xã hội. Bạn muốn lựa chọn đồ chơi cho trẻ mầm non? Bạn không biết nên làm thế nào để chọn ra những món đồ chơi phù hợp và hữu ích nhất? Vậy thì hãy cùng Đồ Chơi Đại Việt tìm hiểu một số nguyên tắc lựa chọn đồ chơi cho bé trong các trường mầm non trong bài viết dưới đây!
Lợi ích của những món đồ chơi cho bé trong các trường mầm non
Chơi với đồ chơi không chỉ giúp bé giảm căng thẳng, lo lắng và thư giãn, tạo ra một môi trường vui vẻ và tích cực. Đồ chơi còn giúp bé phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề thông qua việc thực hành và tưởng tượng. Hơn nữa, bé yêu sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng ngôn ngữ thông qua việc tương tác với đồ chơi, giao tiếp với bạn bè trong quá trình chơi, và mô phỏng các tình huống cuộc sống.
Đồ chơi thường được thiết kế để kích thích các giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác, và vị giác, giúp trẻ phát triển các kỹ năng cảm nhận và hiểu biết về thế giới xung quanh. Qua việc chơi đồ chơi, trẻ học cách tương tác với nhau, chia sẻ, hợp tác, và xây dựng các mối quan hệ xã hội.
⇒ Tham khảo thêm: Những lưu ý khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ để đảm bảo an toàn
Bên cạnh đó, đồ chơi còn giúp trẻ phát triển sự tự lập khi họ tham gia vào các hoạt động tự chủ và tự quản lý thời gian chơi. Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động, cân bằng và linh hoạt, quan trọng cho sự phát triển vận động toàn diện.
Những đồ chơi trong các trường mầm non thường mang lại cơ hội cho trẻ khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh, từ việc xây dựng các mô hình đến việc mô phỏng các tình huống hàng ngày. Kích thích sự sáng tạo và phát triển nguồn cảm hứng, giúp trẻ phát triển sự sáng tạo và tưởng tượng.
3 nguyên tắc lựa chọn đồ chơi cho bé trong các trường mầm non
Nguyên tắc 1: các loại đồ chơi cho trẻ mầm non phải có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
Nguyên tắc 2:
- Đối với đồ chơi cho trẻ mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc: Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu an toàn, thẩm mỹ và giáo dục.
- Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm
- Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên).
Nguyên tắc 3: bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Yêu cầu bắt buộc đối với đồ chơi sử dụng trong các trường mầm non
Bảo đảm các yêu cầu về đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non tại Thông tư số 47/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Tính an toàn của đồ chơi
Bộ GD&ĐT quy định, đồ chơi sử dụng trong các trường mầm non cần bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em. Đồng thời, bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, đồ chơi cũng cần ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định. Đối với đồ chơi tự làm thì các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
⇒ Tham khảo thêm: Thú nhún lò xo, Hầm chui con sâu, Xe chòi chân cho bé, Xích đu, Lego xếp hình
Tính thẩm mỹ của đồ chơi
Đồ chơi sử dụng trong các trường mầm non cần bảo đảm tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động. Bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú cho trẻ. Hơn nữa, đồ chơi cần đảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển). Dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết.
Tính giáo dục của đồ chơi
Những đồ chơi này phải phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.
Quan trọng hơn là đồ chơi không chứa đựng nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính. Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi; hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.
⇒ Tham khảo các mẫu Liên hoàn cầu trượt của Đồ Chơi Đại Việt TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
Tổng hợp những loại đồ chơi gỗ thông minh dành cho bé
Những phương pháp giáo dục sớm tốt nhất thế giới dành cho bé
Trên đây là một số nguyên tắc và yêu cầu khi lựa chọn đồ dùng đồ chơi cho bé mầm non mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm đồ dùng đồ chơi mầm non đạt chuẩn và phù hợp với giới tính, độ tuổi và sở thích của bé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Bình luận
0 bình luận