Đồ chơi cho trẻ nhỏ, cốc để trẻ uống nước, bát ăn cơm để trẻ sử dụng hay cả là những dụng cụ học tập của trẻ… dường như cha mẹ đều ưu tiên những chất liệu nhựa cho bé bởi nó không dễ xảy ra vỡ vụn khi va đập. Nhưng liệu cha mẹ đã tìm hiểu chất liệu nhựa nào an toàn cho trẻ nhỏ hay chưa? Khi mà bé sử dụng và chơi đùa cùng các vật dụng ấy hay thường xuyên có thói quen đưa chúng lên miệng hoặc tiếp xúc với cơ thể. Dưới đây, bài viết chia sẻ những chất liệu nhựa an toàn cho trẻ kính mời bạn đọc theo dõi nhé.
Nhựa là một hợp chất polyme hữu cơ có nguồn gốc từ các chuỗi nguyên tử tự do kết hợp với cacbon, oxy, lưu huỳnh và nito. Loại hợp chất này có tính dẻo, nhẹ, bền, có thể chế phẩm thành từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, hợp chất này tùy vào đặc điểm chi tiết của khối lượng tỷ lệ thành phần mà có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Theo nghiên cứu, có rất nhiều loại nhựa thông thường có thể tan chảy hoàn toàn hoặc một phần với nước nóng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới bé khi sử dụng và chơi đùa với các loại đồ vật này.
Chất liệu nhựa nào an toàn cho trẻ nhỏ – Phân loại
Trên thế giới hiện nay người ta phân loại ra thành 7 nhóm nhựa như sau:
Nhựa có ký hiệu số 1
Loại nhựa này gọi tắt là nhựa PET, thường được sử dụng như dạng các chai đựng nước, bình nước khoáng, hộp đựng thực phẩm mỏng,….. với đánh giá an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại nhựa này chỉ khuyến khích dùng một lần. Và đây cũng là loại nhựa có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, không nên sử dụng làm cốc uống nước thường xuyên, đặc biệt là nước ấm nóng.
Nhựa có ký hiệu số 2
Tên gọi tắt của loại nhựa này là HDPE, loại nhựa này có các chỉ số ảnh hưởng khá an toàn. Một số vật dụng làm bằng loại nhựa này như là chai đựng nước, bình sữa trẻ em, chai dầu gội, sữa tắm. Đối với loại nhựa này, vi khuẩn khó có thể tích tụ lại trên bề mặt do độ trơn. Đây được đánh giá là một trong những loại nhựa an toàn đối với bé.
Nhựa có ký hiệu số 3
Có thể gọi tắt loại nhựa này là nhựa PVC, đây là loại nhựa có giá thành rẻ, khả năng ứng dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, mức độ chịu nhiệt của loại nhựa này rất thấp, dễ dàng nóng chảy. Bạn có thể thấy nhựa PVC được sử dụng rộng rãi làm áo mức, vật liệu xây dựng, ống nước, và các thành phầm khác. Nhựa PVC không an toàn để làm đồ chơi cho bé, và các đồ dùng đựng chứa thực phẩm.
Nhựa có ký hiệu số 4
Tên gọi tắt của loại nhựa này là LDPE, có đặc điểm mỏng nhẹ, dẻo dai, tính ứng dụng của nó cũng cực kỳ cao được sử dụng làm các vật liệu như giấy gói đựng thực phảm, túi nhựa….. Tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng loại nhựa này rất khó tái chế và thường thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Đối với bé, thì các vật dụng được làm từ loại nhựa này nếu không cẩn thận trẻ sẽ nuốt phải rất khó xử lý.
Nhựa có ký hiệu số 5
Hay còn gọi tắt là nhựa PP. Loại nhựa này có khả năng chịu nhiệt lên tới 130 độ C. Đây là loại nhựa an toàn toàn để dùng làm hộp đựng thực phẩm, hộp đựng sữa chua, hộp đựng thuốc, hộp đựng nước sốt đều làm từ chất liệu nhựa PP. Loại nhựa này được đánh giá là chất liệu nhựa an toàn cho bé khi cha mẹ lựa chọn đồ chơi, đũa thìa, cốc uống nước hoặc các vật dụng khác xung quanh bé.
Nhựa có ký hiệu số 6
Đây là loại nhựa có ký hiệu PS, loại nhựa này có đặc tính hơi xốp, sử dụng 1 lần, không sử dụng được ở nhiệt độ cao. Không an toàn trong sử dụng thực phẩm, hoặc dùng để đựng thực phẩm nóng, nhiệt độ cao. Cũng chính vì vậy loại nhựa này không an toàn cho bé khi sử dụng.
Nhựa có ký hiệu số 7
Loại nhựa này được viết tắt là PC, loại nhựa này có chứa hợp chát bisphenol A nên dễ gây nhiễm độc trong thực phẩm. Đặc biệt ở nhiệt độ cao, hợp chất này có thể nóng chảy lẫn vào thức an và gây hậu quả khó lường khí tiếp xúc với cơ thể. Có thể ảnh hưởng đến não của động vật sơ sinh và biến đổi khả năng sinh sản của tử cung. Trong đời sống, loại nhựa này thường được dùng để làm nắp bình hoặc các sản phẩm công nghiệp như vỏ điện thoại, máy tính….
Như vậy chắc hẳn cha mẹ cũng đã ý thức được chất liệu nhựa nào an toàn cho trẻ nhỏ để lựa chọn trong khi mua đồ dùng cho con. Khi sử dụng, cần chú ý quan sát ký hiệu trên thân sản phẩm để đưa ra quyết định sáng suốt.
Xem thêm:
Trên đây, chia sẻ đầy đủ về chất liệu nhựa nào an toàn cho trẻ nhỏ mà phụ huynh cần biết. Ngoài ra, kính mời Quý độc giả có thể xem thêm những món đồ chơi cha mẹ không nên mua cho bé ngay tại đây.
Bình luận
0 bình luận